Bài viết dưới đây chúng tôi đã tổng hợp những hình ảnh mụn nhọt ở trẻ sơ sinh. Để hiểu rõ hơn về mụn nhọt và cách điều trị hiệu quả, mọi người hãy cùng nhau tìm hiểu chi tiết nhé!
Contents
Tổng quan thông tin chung về mụn nhọt ở trẻ em
- Một số các trường hợp vi khuẩn có thể sẽ đi vào trong máu gây nhiễm khuẩn huyết, màng tim, tràn mủ màng phổi, bị sốc nhiễm khuẩn,… rất nguy hiểm đến tính mạng của trẻ nhỏ.
- Cũng có nhiều trường hợp trẻ không chỉ xuất hiện 1 nhọt mà sẽ bị nhiều nhọt, trong trường hợp nhiều nhọt hợp lại sẽ thành đám và được gọi là cụm nhọt. Khi nhọt lớn lên sẽ được gọi là Abcess.
- Vị trí mụn nhọt thường mọc đó là cổ, mặt, vai, nách, mông,…
- Nguyên nhân gây ra tình trạng mụn nhọt là do bị nhiễm vi khuẩn ở ngoài ra. Thông thường sẽ gặp do bị liên cầu và tụ cầu vàng.
Tìm hiểu những yếu tố gây mụn nhọt ở trẻ em
Trẻ nào cũng có nguy cơ bị mọc mụn nhọt, kể cả những trẻ khỏe mạnh, Nhưng trẻ có những yếu tố nguy cơ dưới đây sẽ gặp phải nguy cơ bị mụn nhọt ở mức độ cao hơn, diễn biến sẽ phức tạp và sẽ kéo dài hơn cụ thể:
>>> Xem thêm những hình ảnh mụn thịt và tìm hiểu về phương pháp điều trị
- Trẻ bị xước da, da của trẻ bị nhiễm bẩn.
- Trẻ mắc bệnh tiểu đường.
- Trẻ bị eczema.
- Trường hợp trẻ bị suy giảm hệ miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải (do sử dụng thuốc, do bệnh lý).
- Trẻ bị thiếu máu thiếu sắt.
Vậy, khi nào nên đưa trẻ đi khám bác sĩ?
- Trẻ sốt cao.
- Mụn nhọt tăng kích thước nhanh chóng.
- Mụn nhọt không hóa mủ, không có dấu hiệu thuyên giảm sau thời gian 2 ngày.
- Xuất hiện nhiều nhọt hoặc nhọt to trên 5cm.
- Trẻ cảm thấy đau, khó chịu.
- Trẻ có những bệnh lý khác đó là những yếu tố nguy cơ nhọt diễn biến nặng hơn như đã được nêu cụ thể ở trên.
- Hoặc vị trí của mụn nhọt xuất hiện ở gần mắt.
- Trong trường hợp xuất hiện một trong số những dấu hiệu được nêu ở trên thì bố mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám sớm.
Cách điều trị mụn nhọt ở trẻ em hiệu quả
Đối với quá trình điều trị mụn nhọt ở trẻ em khá là đơn giản. Nhưng điều quan trọng nhất đó là các bạn cần phải có kiến thức, cần phải hiểu rõ cách điều trị mụn nhọt ở trẻ nhỏ, nếu không thì từng nốt mụn tưởng như là đơn giản nhưng lại có nguy cơ gây ra một số những biến chứng ảnh hưởng hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Khi thấy trẻ xuất hiện mụn nhọt, cho dù là có sốt hay là không thì vẫn đưa trẻ đi khám nhằm được phía các bác sĩ kê đơn thuốc điều trị mụn nhọt phù hợp nhất. Có nhiều người cứ nghĩ mụn nhọt chỉ là do nóng ở trong người hoặc có thể là do côn trùng cắn nên cứ để cho trẻ ở nhà tự chăm sóc; điều trị bằng những loại lá cây khác nhau. Nhưng phương pháp này không những không làm giảm đi những triệu chứng mà sẽ khiến cho trẻ bị viêm da, khiến cho tình trạng mụn trở nên tồi tệ hơn so với ban đầu.
Ngoài ra, để đẩy nhanh quá trình điều trị mụn nhọt và tránh lây lan thì các bạn hãy thử áp dụng một số mẹo hay dưới đây:
– Tiến hành lau và vệ sinh da bé bằng nước ấm rỗi hãy băng lại vùng da bị nhọt bằng một miếng gạc vô trùng. Nhằm tránh tình trạng lây lan, cần phải tiến hành thay băng thường xuyên, bỏ chúng ngay vào thùng rác ngay sau khi thay.
– Cần phải vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi chạm tay vào mụn nhọt, đặc biệt là khi mụn đã bị vỡ. Hãy cho trẻ sử dụng khăn lau mặt riêng, ngoài ra thường xuyên giặt khăn lau mặt, khăn tắm, drap và giường, phơi nắng và để ở nhiệt độ cao.
– Không được tự ý dùng thuốc bôi mụn nhọt cho trẻ khi chưa được sự đồng ý của các bác sĩ/ dược sĩ. Cũng không nên nắn, sở, hay là nặn khiến cho mụn nhọt sưng tấy lên sẽ khiến cho trẻ cảm giác đau đớn hơn.
– Đặc biệt cũng không nên tùy tiện cho trẻ uống thuốc kháng sinh điều trị mụn nhọt khi trẻ bị nổi mụn. Uống kháng sinh hay không, liều dùng như thế nào thì cần phải tuân thủ theo đúng chỉ định của các bác sĩ sau khi đã thăm khám trực tiếp cho trẻ.
– Cũng không nên tiến hành kỳ cọ quá mạnh khi gội đầu, tắm rửa khiến cho những mụn nhọt bị vỡ ra. Cũng không nên tự ý nặn khi mụn đang còn nôn. Nếu như nặn mụn cần phải tiến hành thực hiện ở trong môi trường vô trùng.
– Cũng không nên dùng sữa tắm lên vùng da bị mụn nhọt, bởi có nhiều loại sữa tắm có chứa những chất gây kích ứng làn da (chất làm sạch, chất tạo bọt, chất bảo quản), sẽ khiến cho làn da bị viêm nhiễm.
– Nên cho trẻ chơi đùa ở những nơi thoáng mát, mặc áo quần rộng và dễ chịu. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng cần phải bổ sung chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ nằm nâng cao sức đề kháng. Lưu ý, hãy cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày.
Một số những hình ảnh mụn nhọt ở trẻ sơ sinh thường gặp:
>>> Giải thích rõ hơn về thắc mắc mụn ẩn có nên dùng Vitamin C