Tình trạng thở khò khè mặc dù không nguy hiểm nhưng gây khó chịu cho trẻ sơ sinh. Bài viết dưới đây xin chia sẻ đến các bậc phụ huynh những cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh tại nhà để áp dụng cho bé nhà mình.
Contents
1. Hiện tượng thở khò khè ở trẻ sơ sinh
Khi bị thở khò khè, trẻ sẽ thường phát ra âm thanh khò khè trong lúc thở. Tuy nhiên, âm thanh này không quá lớn nên cha mẹ phải áp tai gần sát mũi hoặc miệng của bé thì mới có thể nghe được. Tiếng thở khò khè cũng gần giống như tiếng ngáy, nhưng nếu để ý kĩ các bạn sẽ thấy tiếng khò khè có phần lạ và không đều so với tiếng ngáy bình thường. Trường hợp nặng, tiếng khò khè sẽ kèm theo tiếng rít và tiếng thở của bé sẽ kéo dài, nặng nhọc.
Những nguyên nhân gây ra hiện tượng thở khò khè gồm:
Dị ứng
Dị ứng có thể là nguyên nhân gây ra việc thở khò khè. Bởi các triệu chứng dị ứng có thể khiến cơ thể bé tạo thêm đờm, khi đó trẻ nhỏ vẫn chưa biết cách để xì mũi nên đờm sẽ ở trong mũi gây khó khăn cho đường thở của bé. Song dị ứng thường ít thấy ở trẻ dưới một tuổi.
Bệnh viêm phế quản
Viêm phế quản là một dạng nhiễm trùng cấp tính hoặc mãn tính. Bệnh này đặc biệt phổ biến ở trẻ sơ sinh vào mùa lạnh. Viêm phế quản thường do virus gây ra. Khi phế quản trong phổi bị viêm, các cơn co thắt cũng sẽ xảy ra kèm theo. Nếu mắc phải viêm phế quản, bé có thể bị ho. Phải mất một thời gian để hiện tượng thở khò khè do viêm phế quản tác động hết hoàn toàn.
Những cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh tại nhà
Hen suyễn
Đôi khi tiếng thở khò khè của trẻ là dấu hiệu của bệnh hen. Điều này có thể xảy ra nếu môi trường xung quanh trẻ có nhiều khói bụi hoặc một thành viên trong gia đình có tiền sử mắc bệnh hen suyễn. Bên cạnh đó, việc người mẹ hút thuốc trong thời gian mang thai cũng là nguyên nhân gây ra bệnh này.
Nếu thấy trẻ có hiện tượng khò khè thì không hẳn là bé bị hen. Nhưng nếu bé gặp phải tình trạng này liên tục thì cha mẹ hãy đưa trẻ đi xét nghiệm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Các nguyên nhân khác
Trong một vài trường hợp hiếm thấy, tình trạng thở khò khè ở trẻ sơ sinh có thể báo hiệu cho những căn bệnh kinh niên hoặc bẩm sinh, ví dụ như xơ nang, viêm phổi hoặc ho gà. Nếu con sốt hơn 38°C thì bố mẹ cần phải đưa trẻ đi khám ngay nhé.
2. Cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh tại nhà
Dưới đây sẽ là một số cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh tại nhà hiệu quả các bạn hãy áp dụng khi cần thiết nhé:
Vệ sinh tai mũi họng
Để tránh trường hợp trẻ thở khò khè do dị ứng bụi bẩn trong không khí, cha mẹ nên thường xuyên vệ sinh vùng tai mũi họng cho bé luôn sạch sẽ. Bên cạnh đó, việc này cũng giúp đường thở của bé thông thoáng và không để các chất đờm ứ đọng trong cổ họng trẻ.
Dùng nước muối sinh lý
Đây là việc làm khá hiệu quả trong số những chữa khò khè cho trẻ sơ sinh. Các bạn có thể dùng nước muối sinh lý để làm sạch mũi bé. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, bạn chỉ nên nhỏ khoảng 1-2 giọt là đủ.
Những cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh tại nhà
➤ Xem thêm: Bật mí những cách chữa da bị cháy nắng lâu ngày hiệu quả
Chạy máy làm ẩm không khí
Vào mùa đông, thời tiết thường sẽ khô hanh dễ gây khô mũi, đóng gỉ và làm nghẹt mũi trẻ sơ sinh. Việc sử dụng máy làm ẩm sẽ giúp cho không khí bớt khô, từ đó có thể phòng ngừa và giảm nghẹt mũi ở bé.
Bổ sung nước cho bé
Khi trẻ bị thở khò khè, các mẹ nên chú ý bổ sung đủ nước cho cơ thể của bé. Việc giữ bé đủ nước sẽ giúp làm giảm chất nhầy và thông thoáng mũi cho bé. Bên cạnh nước lọc, nước trái cây, bạn cũng nên cho bé bú nhiều hơn bình thường nữa nhé.
3. Cách trị khò khè cho trẻ sơ sinh bằng phương pháp dân gian
Cha mẹ cũng có thể chữa khò khè cho trẻ sơ sinh trên 6 tháng tuổi bằng những loại nguyên liệu tự nhiên có sẵn ở nhà như chanh, gừng, tỏi hoặc mật ong.
Mật ong chưng quất
Quất có vị chua, tính ôn, giải nhiệt và có tác dụng trị ho, tiêu đờm. Bên cạnh đó, mật ong có vị ngọt, tính bình rất tốt cho tâm, phế, tỳ, vị, đại tràng. Ngoài ra, mật ong còn có tác dụng giải nhiệt, nhuận tràng, giải độc và long đờm. Khi kết hợp mật ong với quất thuốc sẽ có vị ngọt nhẹ, giúp trẻ dễ uống và tiêu đờm. Mỗi ngày, các bạn cho uống 3 lần vào sáng, trưa và trước khi đi ngủ, nhờ vậy sẽ giúp trẻ long đờm nhanh. Chú ý, cách trị khò khè cho trẻ sơ sinh này chỉ áp dụng đối với bé trên 1 tuổi.
Nước diếp cá
Diếp cá có vị chua, thanh mát giúp thải độc, giảm ho và tiêu đờm. Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi mẹ có thể đun sôi nước diếp cá sau đó cho bé uống nhiều lần trong ngày để giảm đờm thanh nhiệt. Với trẻ lớn hơn, bạn có thể cho trẻ ăn sống rau diếp cá để đạt hiệu quả trị đờm tốt nhất.
Gừng
Gừng là một loại gia vị phổ biến trong nhà bếp và rất an toàn đối với hầu hết mọi người. Loại gia vị này thường được dùng để điều trị bệnh hen suyễn, có thể làm giảm tình trạng viêm ở đường hô hấp và ngăn cản sự co lại của đường thở. Dưới đây là một số cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh bằng gừng bạn có thể thực hiện tại nhà:
- Phương pháp 1: Trộn hỗn hợp mật ong, nước ép lựu, và nước ép gừng với tỉ lệ bằng nhau. Uống một muỗng canh hỗn hợp này 2-3 lần mỗi ngày.
- Phương pháp 2: Trộn ½ chén nước với một thìa cà phê gừng, uống trước khi đi ngủ.
- Phương pháp 3: Luộc một ít gừng và ngâm trong 5 phút, để nguội rồi uống nó ngay lập tức.
- Phương pháp 4: Đun sôi một muỗng canh hạt cỏ cà ri, mật ong và nước cốt gừng để uống vào buổi sáng và tối.
Sử dụng tinh dầu tràm
Đây là phương pháp phổ biến thường được dùng để chữa khò khè cho trẻ sơ sinh. Mỗi gia đình nên có một lọ tinh dầu tràm để mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, cha mẹ bôi tinh dầu tràm vào gan bàn chân của bé sẽ giúp bé phòng tránh cũng như điều trị cảm cúm, tránh sổ mũi hay thở khò khè, cực kỳ hiệu quả. Ngoài ra, khi các bạn tắm cho trẻ cũng có thể nhỏ vài giọt tinh dầu tràm vào chậu nước tắm để phòng tránh cảm lạnh cho trẻ; bôi lên yếm, cổ áo hoặc thoa lên lưng, ngực và cổ của bé.
Tổng hợp